Zero Trust là một mô hình bảo mật mang tính an toàn cao. Với tính năng bảo mật tối ưu và nguyên tắc của mình mà Zero Trust được đánh giá là một trong những mô hình an toàn và được đánh giá cao hơn môi trường truyền thống. Cùng iVIM xem ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về mô hình trên cũng như lựa chọn cho doanh nghiệp cách để bảo vệ dữ liệu tốt nhất nhé!
1. Zero Trust là gì?
Zero Trust là mô hình bảo mật theo nguyên tắc không tin tưởng bất kỳ ai cả. Chúng buộc bạn phải xác thực đa yếu tố thì mới được cấp quyền truy cập vào hệ thống. Đây được xem là một khuôn khổ bảo mật yêu cầu tất cả người dùng, dù trong hay ngoài mạng của tổ chức, phải được xác thực, ủy quyền và liên tục xác nhận cấu hình và tư thế bảo mật trước khi được cấp hoặc giữ quyền truy cập vào các ứng dụng và dữ liệu.
Zero Trust giả định rằng không có biên mạng truyền thống; mạng có thể là cục bộ, trong đám mây, hoặc kết hợp với các tài nguyên ở bất kỳ đâu cũng như nhân viên ở bất kỳ vị trí nào.
Zero Trust là một khuôn khổ để bảo mật cơ sở hạ tầng và dữ liệu cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số hiện đại ngày nay. Nó giải quyết những thách của doanh nghiệp trong thời buổi hiện đại ngày nay, bao gồm các công việc như đảm bảo an toàn cho nhân viên từ xa, môi trường đám mây lai và các mối đe dọa ransomware.
2.Tại sao nên dùng Zero Trust?
Đối với tình hình hiện tại, các cuộc tấn công mạng và các cuộc tấn công ransomware đang diễn biến phức tạp. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang tìm kiếm cho mình những biện pháp để bảo vệ lượng lớn dữ liệu quan trọng.
Theo Cyber Crime Statistics, 43% doanh nghiệp đã bị tấn công dẫn tới vi phạm an ninh mạng vào năm 2018 và riêng bang California đã mất hơn 214 triệu đô la do tội phạm mạng. Những thống kê này minh họa mức độ tổn thất tiền tệ và những thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải nếu không bảo vệ được dữ liệu bí mật và cá nhân.
Xem thêm: Tấn công mạng – Tình hình gia tăng đáng báo động
Ngày nay, nhiều tổ chức có dữ liệu và thông tin quan trọng được lưu trữ trên đám mây, điều này càng quan trọng hơn trong việc xác minh và ủy quyền cho người dùng trước khi cấp quyền truy cập. Thêm vào đó, người dùng hiện truy cập dữ liệu và ứng dụng trên các loại mạng và ngày càng di động.
Họ cũng có thể sử dụng các thiết bị cá nhân và công cộng để truy cập dữ liệu tổ chức trên mạng cũng như trên đám mây. Điều này đòi hỏi thêm rằng quyền truy cập ở tất cả các cấp phải được điều chỉnh bởi chính sách Zero Trust.
3. Zero Trust hoạt động như thế nào?
Việc thực thi khuôn khổ này kết hợp các công nghệ tiên tiến như xác thực đa yếu tố dựa trên rủi ro, bảo vệ danh tính, bảo mật điểm cuối thế hệ tiếp theo và công nghệ khối lượng công việc đám mây mạnh mẽ để xác minh danh tính người dùng hoặc hệ thống, xem xét quyền truy cập tại thời điểm đó và bảo trì bảo mật hệ thống. Zero Trust cũng yêu cầu xem xét mã hóa dữ liệu, bảo mật email và xác minh tính hợp lệ của nội dung và thiết bị đầu cuối trước khi chúng kết nối với ứng dụng.
Mô hình Zero Trust dựa vào trước tiên tạo ra một môi trường an toàn bằng cách sử dụng chuyển đổi cơ sở hạ tầng liên tục. Nó đòi hỏi suy nghĩ khác biệt và là một bước đi trước hacker để cung cấp một môi trường an toàn. Mô hình này yêu cầu nhóm bảo mật triển khai xác thực đa yếu tố để truy cập các phân đoạn vi mô khác nhau của mạng để bảo mật cao, khiến cho tin tặc khó có được tất cả thông tin mà họ cần để truy cập vào tài khoản của ai đó.
Mô hình này cũng bao gồm một triết lý quản lý rủi ro cấp cao, dựa trên sự phát hiện và phân tích dữ liệu bất thường. Điều này giúp hạn chế các mối đe dọa bảo mật và hỗ trợ phát hiện và ứng phó nhanh hơn với vi phạm an ninh..
4. Zero Trust được ứng dụng trong trường hợp nào?
Mọi tổ chức đều có thể hưởng lợi và giảm thiểu rủi ro nhờ Zero Trust, đặc biệt là trong những trường hợp dưới đây:
4.1 Có nhân viên làm việc từ xa
Các nhóm làm việc và nhân viên “remote working” thường được kết nối với công ty bằng các ứng dụng đám mây, VPN (mạng riêng ảo), hoặc cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo.
Việc áp dụng những công cụ và quy trình bảo mật truyền thống sẽ không cho nhiều hiệu quả. Đây cũng là những lựa chọn cài đặt khá nặng nề.
Trong khi đó Zero Trust không yêu cầu người dùng phải kết nối mạng công ty trước khi truy cập tài nguyên trên đám mây. Chỉ cần xác thực danh tính người dùng và thiết bị để đảm bảo có quyền truy cập an toàn và phù hợp. Zero Trust bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp an toàn khi có nhiều nhân viên truy cập từ xa
4.2 Môi trường làm việc đa đám mây và kết nối đám mây – đám mây
Trong trường hợp này, thông tin sẽ không đi qua mạng chính mà sẽ ở trên đám mây, người dùng thường dễ bị kẻ xấu chiếm đoạt danh tính và lợi dụng để truy cập các tài nguyên đám mây khác. Để đối phó với thách thức này, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường triển khai nhiều cách khác nhau, đa số là kiểm soát các thiết bị IoT truy cập, chẳng hạn như dịch vụ Intune của Microsoft. Tuy nhiên, phương pháp Zero Trust không nhất thiết phải kiểm soát quản trị thiết bị, mà tập trung vào danh tính quyền truy cập.
4.3 Có người truy cập thuộc bên thứ ba mà không phải nhân viên
Khi đưa những người thuộc bên thứ ba vào mạng công ty (nhà thầu, nhân viên thử việc, nhà cung cấp…), nếu tổ chức chỉ bảo mật ở tầng mạng, việc cấp quyền truy cập cho nhóm người này sẽ tạo ra rủi ro khổng lồ.
Với Zero Trust, người dùng bên trong hoặc bên ngoài mạng chỉ có quyền truy cập tài nguyên họ cần, và chỉ thực hiện những hành động trong giới hạn cho phép sẵn. Những tài nguyên khác của doanh nghiệp vẫn được bảo vệ an toàn. Chỉ cung cấp đặc quyền tối thiểu (có thể tùy chỉnh) cho người dùng bên thứ ba
4.4 Doanh nghiệp cần giải quyết các thách thức về bảo mật
Ngoài 3 trường hợp cụ thể trên, bất kỳ một thách thức mời nào về bảo mật cũng có thể được giải quyết bằng việc triển khai Zero Trust.
Hỗ trợ bảo vệ mô hình triển khai cơ sở hạ tầng gồm:
- Đa đám mây, đa danh tính
- Thiết bị không được quản lý
- Hệ thống kế thừa
- Ứng dụng SaaS
Giải quyết các mối đe dọa chính:
- Ransomware – Mã độc và xâm phạm danh tính
- Các cuộc tấn công chuỗi cung ứng
- Các mối đe dọa nội gián từ bên trong nội bộ
Cải thiện các vấn đề liên quan tới:
- Thách thức về chuyên môn của SOC (trung tâm điều hành an ninh)
- Trải nghiệm người dùng mạng (đặc biệt là khi sử dụng MFA xác thực đa yếu tố)
Ngày nay, mọi doanh nghiệp đều phải giải quyết những thách thức kinh doanh của riêng mình. Nếu họ triển khai Zero Trust đúng cách, điều này sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu cụ thể về chuyển đổi số và bảo mật, đồng thời vẫn đảm bảo các mục tiêu về lợi nhuận.
Mọi tổ chức đều có những thách thức riêng do hoạt động kinh doanh, sự trưởng thành của chuyển đổi kỹ thuật số và chiến lược bảo mật hiện tại. Zero Trust, nếu được triển khai đúng cách, có thể điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể và vẫn đảm bảo ROI trên chiến lược bảo mật của bạn.
Trên là tất cả những thông tin về Zero Trust. Thông tin cơ bản và những lợi ích của Zero Trust cần cho doanh nghiệp. Đừng quên xem thêm những thông tin cần thiết về mô hình bảo mật và cập nhật tình trạng mới nhất về an ninh mạng trên website của chúng tôi.