Data center là gì? Những thông tin tổng quan về Data center

Hiện nay, Data center là công cụ dùng xử lý một lượng lớn dữ liệu dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu quản lý dữ liệu. Hầu như để quản lý dữ liệu một cách tối ưu, doanh nghiệp nào cũng đều cần có một trung tâm dữ liệu. Chắc hẳn, không phải ai cũng biết đến Data center là gì? Công ty TNHH iVIM sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây. Các bạn cùng tham khảo nhé.

Data center là gì?

Có thể nghĩ một cách dễ hiểu Data center (Trung tâm dữ liệu) là cơ sở dùng chứa dữ liệu mật của doanh nghiệp. Là nơi dùng để quản lý, thực hiện phân phối dữ liệu của tổ chức đó.

Data-center-la-gi
                                                                                     Data-center-la-gi?

Hoặc có thể hiểu Data center là một khu chuyên biệt, chứa server/phòng máy tính và bao gồm các phần liên quan như hệ thống thông tin, truyền thông, kho dữ liệu,… Việc thiết kế tạo ra một trung tâm dữ liệu phải dựa vào các mạng lưới tài nguyên máy tính, lưu trữ và dữ liệu được chia sẻ cho nhau.

Phân loại Data Center

Để thiết kế Data center phù hợp với từng loại doanh nghiệp, nên Data center vẫn sẽ được chia làm 2 loại nhỏ:

– Internet-facing: Data center được nhiều người sử dụng và thường sẽ hỗ trợ cho một vài ứng dụng chủ yếu như browser-based…

– Enterprise: đây là loại data center dùng để phục vụ cho ít người dùng, đồng thời có ưu điểm là lưu trữ được nhiều ứng dụng từ off-the-shelf cho đến các custom applications.

Công dụng của Data center đối với doanh nghiệp

Dưới đây là những ưu điểm đã liệt kê của Data center với khả năng sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho các tổ chức doanh nghiệp:

Lưu trữ dữ liệu an toàn, hiện đại

Data center (trung tâm dữ liệu) tạo ra một không gian chuẩn cho phép doanh nghiệp dùng lưu trữ các dữ liệu bảo mật. Khi sử dụng trung tâm dữ liệu, người dùng sẽ không nhất thiết phải cài đặt hệ thống phức tạp. Khi sử dụng doanh nghiệp chỉ cần cài đặt kết nối với Data center với các đường truyền PSTN/ISD, xDLS….

Tiết kiệm chi phí quản lý và lưu trữ

Hầu như người dùng thuê Data center vừa làm trung tâm lưu trữ dữ liệu cần được bảo mật, vừa làm trung tâm sao lưu và khôi phục sau sự  cố. Do vậy, hệ thống dữ liệu sẽ được đảm bảo tính liên tục, liền mạch trong quá trình vận hành và hoạt động của doanh nghiệp.

Các tổ chức không phải chi quá nhiều chi phí cho nhân sự và các công cụ dùng để quản lý dữ liệu, bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu được thất thoát tài chính khi dữ liệu bị thất thoát.

cong-dung-cua-data-center-doi-voi-doanh-nghiep
                                                            Cong-dung-cua-data-center-doi-voi-doanh-nghiep
Sử dụng cho đa dạng đối tượng gồm cá nhân và tổ chức

Như thông tin đã chia sẻ trên, Data center sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với từng doanh nghiệp. Do vậy, dù là cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng nếu như kho dữ liệu lớn và phức tạp cần quản lý.

Bên cạnh đó, Data center còn giúp các tổ chức/doanh nghiệp mang lại nhiều tiện ích trong hoạt động kinh doanh đó là:

  • Chia sẻ tệp và email được dễ dàng.
  • Năng suất làm việc cao.
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hiệu quả.
  • Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp hơn.
  • Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và máy học thông minh.
  • Hỗ trợ các hoạt động liên lạc và cộng tác với bên ngoài.

Các thành phần chính của Data center

Facility – Cơ sở vật chất

Các cơ sở vật chất của Data center bao gồm các vị trí và không gian trống có thể sử dụng và đồng thời có sẵn các thiết bị IT.

cac-thanh-phan-chinh-cua-data-center
                                                                        Cac-thanh-phan-chinh-cua-data-center

Hiện nay, Data center là một hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ hao tốn nhiều năng lượng nhất. Do phải hoạt động liên tục và cho phép người dùng truy cập dữ liệu 24/24. Nên đây là một việc tối ưu không gian trống là điều cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo đạt chuẩn và kiểm soát được môi trường. Đồng thời phải giữ thiết bị nằm trong phạm vi nhiệt độ và độ ẩm trong tầm cho phép của nhà sản xuất.

Support infrastructure – Thiết bị hỗ trợ

Support infrastructure (thiết bị hỗ trợ) nắm giữ vai trò duy trì mức độ sẵn sàng ở trạng thái cao nhất. Mức độ sẵn sàng dao động chuẩn từ 99,671% đến 99,995%.

Dưới đây là một vài thiết bị dùng để hỗ trợ phổ biến như:

– Đảm bảo nguồn điện gồm ngân hàng năng lượng, máy phát điện, bộ lưu điện, nguồn điện dự phòng.

– Kiểm soát môi trường có máy điều hòa không khí, hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí,…

– Hệ thống an ninh vật lý.

IT equipment – Thiết bị IT

Thiết bị IT dùng trong quá trình hoạt động công nghệ thông tin và lưu trữ dữ liệu của hệ thống. Bao gồm: Server, phần cứng lưu trữ, cáp và giá đỡ, các công cụ đảm bảo bảo mật thông tin khác,…

Nhân viên điều hành

Nhân viên điều hành sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động duy trì. Nhằm đảm bảo các thiết bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng được vận hành liên tục. 

Xếp hạng cấp Data center

Gồm có 4 cấp trung tâm dữ liệu được chứng nhận bởi Uptime Institute:

Cấp 1: Trung tâm dữ liệu có duy nhất một đường dẫn để cung cấp nguồn và làm mát. Tuy nhiên, ở cấp này không có thành phần dự phòng. Cấp này có thời gian hoạt động dự kiến là 99,671% / năm.

Cấp 2: Trung tâm dữ liệu có duy nhất một đường dẫn để cung cấp nguồn và làm mát. Cao hơn cấp 1 khi có hỗ trợ một số thành phần dự phòng. Dự kiến thời gian hoạt động là 99,741% / năm.

Cấp 3: Một trung tâm dữ liệu với nhiều đường dẫn để cấp nguồn và làm mát. Đồng thời hệ thống dự phòng cho phép nhân viên thiết lập mà không cần sử dụng ngoại tuyến. Cấp này có thời gian hoạt động dự kiến là 99,982% / năm.

Cấp 4: Một trung tâm dữ liệu hoàn toàn khắc phục lỗi với khả năng dự phòng đa dạng thành phần. Thời gian hoạt động dự kiến là 99,995% / năm.

Trên đây là những thông tin về Data center, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được Data center là gì? Và những thông tin hữu ích về trung tâm dữ liệu. Và đừng quên rằng, các bạn có thể tham khảo thêm được nhiều thông tin công nghệ khác trên trang chúng tôi nhé.