Lỗ hổng Zero-Day – Mối đe dọa cho doanh nghiệp hiện nay

Lỗ hổng zero-day là thuật ngữ dùng để chỉ những lỗ hổng đang bị hacker khai thác xâm nhập. Tuy nhiên, những lỗ hổng này lại rất khó để xác định và khắc phục. Ngay cả khi đã được phát hiện, hacker vẫn có thể tiếp tục khai thác lỗ hổng zero-day để đánh cắp thông tin hoặc thực hiện các hành vi xấu khác.

moi-de-doa-zero-day
Nguồn: Sưu tầm

Lỗ hổng Zero-day là gì? 

Trong thế giới an ninh mạng, các lỗ hổng bảo mật là các lỗ hổng ngoài ý muốn, được phát hiện và tìm thấy trong các chương trình phần mềm hoặc hệ điều hành. Các lỗ hổng này có thể là kết quả của cấu hình máy tính hoặc cấu hình bảo mật và lỗi lập trình không chính xác. Nếu không thể giải quyết, các lỗ hổng này sẽ tạo ra các lỗ hổng bảo mật mà tội phạm mạng có thể khai thác. 

Các lỗ hổng gây ra các rủi ro bảo mật cho doanh nghiệp

Kẻ tấn công viết mã nhắm vào điểm yếu bảo mật cụ thể. Họ đóng gói các mã này thành các phần mềm độc hại (malware) được gọi là lỗ hổng Zero-day. Phần mềm độc hại lợi dụng lỗ hổng để truy cập trái phép hệ thống máy tính hoặc gây ra các hành vi ngoài ý muốn. Trong hầu hết các trường hợp, bản vá của nhà phát triển phần mềm có thể giải quyết được vấn đề này.

anh-huong-zero-day
Nguồn: Sưu tầm

Nếu máy tính của doanh nghiệp nhiễm phần mềm độc hại, các phần mềm độc hại có thể đánh cắp dữ liệu, cho phép kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát trái phép máy tính của doanh nghiệp. Đồng thời có thể gây ra các lỗi phần mềm khác nhau, như cài đặt phần mềm độc hại có thể phá hỏng các file hoặc truy cập danh sách liên hệ để gửi các thư spam, thư rác từ tài khoản của người dùng, thậm chí là cài đặt phần mềm gián điệp để đánh cắp các thông tin nhạy cảm trên máy tính người dùng.

Nếu là người dùng máy tính thường xuyên, lỗ hổng có thể gây ra các rủi ro bảo mật nghiêm trọng vì phần mềm độc hại khai thác có thể lây nhiễm máy tính thông qua các hoạt động tưởng chừng như vô hại, chẳng hạn như duyệt web, truy cập trang web, mở các thư đính kèm file độc hại hoặc cài đặt, chạy các file độc hại.

lo-hong-zero-day
Nguồn: Sưu tầm

Lỗ hổng zero-day ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy tính doanh nghiệp

Bản chất lỗ hổng Zero-day đề cập đến những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục. Sau khi lỗ hổng được công khai, nhà cung cấp phải nhanh chóng phát hành các bản vá, sửa lỗi để bảo vệ người dùng. Lỗ hổng Zero-day có thể ảnh hưởng và gây ra các vấn đề bảo mật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến máy tính các dữ liệu cá nhân của người dùng.

So với các cuộc tấn công mạng thông thường, cuộc tấn công khai thác Lỗ hổng Zero-day được triển khai bí mật và có chiến lược hơn.

Mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công Zero-day không chỉ phụ thuộc vào độ rộng và độ sâu của lỗ hổng Zero-day cho phép khai thác mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Sự chủ động về bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ.
  • Phản ứng của nhà cung cấp khi sự cố xảy ra.
  • Sự chủ động về bảo mật của doanh nghiệp.
  • Phản ứng của doanh nghiệp khi sự cố xảy ra.

Các biện pháp chống lại lỗ hổng zero-day

Để bảo vệ máy tính cũng như các dữ liệu cá nhân an toàn, các doanh nghiệp cần sử dụng một số biện pháp dưới đây để bảo vệ máy tính khỏi lỗ hổng Zero-day: 

Sử dụng phần mềm có bản quyền

Phần mềm không có bản quyền có thể tồn tại các lỗ hổng nguy hiểm. Việc này kéo theo hậu quả khó lường nếu chúng bị tin tặc lợi dụng tấn công.

Cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm và ứng dụng

Các bản cập nhật thường bao gồm các bản vá lỗ hổng bảo mật từ nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp nhà cung cấp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tin tặc khai thác lỗ hổng.

Sử dụng phần mềm Antivirus có công nghệ bảo vệ dựa trên hành vi

Khi virus đi vào máy tính, phần mềm antivirus sẽ theo dõi những hành vi tiếp theo của chúng. Nếu phát hiện virus thực hiện những hành vi đáng ngờ như: tải xuống các thông tin đăng nhập, ghi lại các thao tác trên bàn phím…, phần mềm Antivirus sẽ tự động loại bỏ các nhân tố nguy hiểm này.

Sử dụng giải pháp rà quét lỗ hổng bảo mật

Việc rà quét lỗ hổng thường xuyên sẽ giúp người dùng và nhà cung cấp dịch vụ phát hiện sớm những lỗ hổng an ninh đáng ngờ. Từ đó, nhà cung cấp có thể đưa ra biện pháp ngăn chặn và xử lý phù hợp. SecurityBox là giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng đang được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp tin dùng.

Sao lưu dữ liệu trên đám mây

Việc sao lưu sẽ giúp người dùng tránh được tình trạng “mất trắng” thông tin khi sự cố xảy ra.

Triển khai hệ thống IDS và IPS

Hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) có thể bảo vệ hệ thống mạng khỏi các rủi ro bảo mật đáng nghi.

Cập nhật phần mềm để cài đặt các bản sửa lỗi cần thiết cho phần mềm hoặc hệ điều hành. Các bản cập nhật thường được bổ sung các tính năng mới, loại bỏ các tính năng đã lỗi thời, cung cấp các bản vá, sửa lỗi liên quan và quan trọng nhất giúp vá các lỗi bảo mật được phát hiện sớm nhất.