DLP_Giải pháp chống thất thoát dữ liệu cho doanh nghiệp

Hiện nay, trước nguy cơ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề dữ liệu mật bị rò rỉ ra bên ngoài, hiện các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa rò rỉ dữ liệu mật ngày càng xảy ra nhiều trên thị trường.

Giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) trên một số công nghệ cốt lõi, cho phép xác định dữ liệu quan trọng mà doanh nghiệp cần bảo vệ và thực hiện hành động khắc phục để đề phòng sự cố. Dưới đây, Công ty TNHH iVIM sẽ chia sẻ cho mọi người về khái niệm niệm hoạt động cũng như những biện pháp ngăn ngừa khi bị dữ liệu rò rỉ ra bên ngoài.

DLP_Tình hình rò rỉ dữ liệu trên thị trường hiện nay

 Qua khảo sát đã cho thấy những thống kê đáng báo động về những tác hại của rò rỉ, thất thoát dữ liệu với doanh nghiệp cũng như khả năng ứng phó của các tổ chức với vấn nạn trên, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 toàn cầu.

DLP
DLP_Tình hình rò rỉ dữ liệu trên thị trường hiện nay

Theo đó, dựa trên các phân tích chuyên sâu về các hành vi rò rỉ dữ liệu thời gian thực của hơn 500 tổ chức trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, báo cáo chỉ ra các lỗi an ninh mạng ngày càng khiến doanh nghiệp thất thoát nhiều hơn, và khó khăn trong việc khắc phục.

Cụ thể, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thiệt hại trung bình tới 4,24 triệu USD chỉ riêng trong năm 2020, cao nhất trong 17 năm trở lại đây.

Do vậy, tình trạng rò rỉ dữ liệu của các doanh nghiệp liên tiếp tăng tới con số 10% so với năm trước. Hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay bị rò rỉ dữ liệu do tính chủ quan, không chú trọng vào việc bảo vệ dữ liệu quan trọng bằng các phương pháp công nghệ. 

DLP_chống thất thoát dữ liệu là gì?

DLP_chống thất thoát dữ liệu là giải pháp công nghệ, được thực hiện việc kiểm tra nội dung và phân tích hoàn cảnh của dữ liệu được gửi từ các phần mềm ứng dụng nhắn tin như: tin nhắn tức thời  và Email, các dữ liệu mạng chuyển động, các dữ liệu sử dụng trên các thiết bị điểm cuối chịu quản lý và các dữ liệu nằm ở trạng thái nghỉ. dữ liệu nằm trong máy chủ tệp tin tại chỗ hoặc trong các ứng dụng đám mây và lưu trữ đám mây).

DLP
DLP_chống thất thoát dữ liệu là gì

DLP_giải pháp chống thất thoát dữ liệu được thực hiện các hình thức phản hồi dựa trên các chính sách và quy tắc đã được quy định dùng để giải quyết các nguy cơ rò rỉ dữ liệu tự nhiên hay bị sơ ý lộ dữ liệu quan trọng ra bên ngoài các nơi được phép.

Dựa trên độ bao phủ, công nghệ DLP được phân thành hai loại – Enterprise DLP và Integrated DLP. Enterprise DLP là các giải pháp toàn diện và có sẵn trong phần mềm tác nhân cho máy tính để bàn và máy chủ, các thiết bị vật lý và thiết bị ảo để giám sát mạng và lưu lượng Email hoặc các thiết bị phần mềm để khám phá dữ liệu.

Dựa vào các giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP), các giải pháp sẽ bị hạn chế ở các cổng Web an toàn(SWG), các sản phẩm mã hóa Email, công cụ phân loại dữ liệu, và cách bảo mật truy cập đám mây (CASEB)

DLP hoạt động như thế nào?

Các giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích nội dung, có thể được sử dụng để kích hoạt vi phạm chính sách.

Công nghệ (DLP) thực hiện hai chức năng cốt lõi là xác định dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ và ngăn chặn việc thất thoát những dữ liệu đó. Các giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích nội dung (phát hiện dữ liệu nhạy cảm), có thể được sử dụng để kích hoạt vi phạm chính sách. Một số kỹ thuật này bao gồm: Dựa trên quy tắc (Rule-Based)/ Biểu thức chính quy:

Kỹ thuật phân tích phổ biến nhất được sử dụng trong DLP liên quan đến một công cụ phân tích nội dung cho các quy tắc cụ thể như số thẻ tín dụng 16 chữ số, số an sinh xã hội 9 chữ số của Hoa Kỳ,… Kỹ thuật này là bộ lọc đầu tiên hiệu quả vì các quy tắc có thể được định cấu hình và xử lý nhanh chóng, tuy vậy nó vẫn có thể có tỷ lệ dương tính giả cao nếu không xác nhận giá trị tổng kiểm để xác định các mẫu hợp lệ.

DLP
DLP hoạt động như thế nào?

Dấu vân tay cơ sở dữ liệu (Database Fingerprinting): Còn được gọi là Khớp dữ liệu chính xác (Exact Data Matching). Cơ chế này xem xét các kết quả khớp chính xác từ kết xuất cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu trực tiếp. Mặc dù kết xuất cơ sở dữ liệu hoặc kết nối cơ sở dữ liệu trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất, đây là một tùy chọn cho dữ liệu có cấu trúc từ cơ sở dữ liệu.

Đối sánh tệp chính xác (Exact File Matching): Nội dung tệp không được phân tích, thay vào đó là hàm băm. Hàm băm của tệp trùng khớp với dấu vân tay chính xác. Kỹ thuật này cho kết quả với khả năng dương tính giả thấp. Tuy vậy, phương pháp này không làm việc với các tệp có nhiều phiên bản giống nhưng không giống hệt nhau.

Hàm băm của tệp trùng khớp với dấu vân tay chính xác.

Khớp tài liệu một phần (Partial Document Matching): Tìm kiếm khớp toàn bộ hoặc từng phần trên các tệp cụ thể, chẳng hạn như nhiều phiên bản của biểu mẫu đã được điền bởi những người dùng khác nhau.

Khái niệm/Từ vựng: Sử dụng kết hợp các từ điển, quy tắc,… Các chính sách này có thể cảnh báo về những ý tưởng hoàn toàn không có cấu trúc, thách thức việc phân loại đơn giản. Nó cần được tùy chỉnh theo giải pháp DLP được cung cấp.

Phân tích thống kê: Sử dụng máy học hoặc các phương pháp thống kê khác như phân tích Bayes để kích hoạt vi phạm chính sách trong nội dung an toàn. Kỹ thuật này yêu cầu một khối lượng lớn dữ liệu để quét, càng lớn càng tốt, nếu không sẽ dễ bị dương tính giả và phủ định.

Các danh mục được tạo sẵn (Pre-built Categories): Danh mục được tạo sẵn với các quy tắc và từ điển cho các loại dữ liệu nhạy cảm phổ biến, chẳng hạn như số thẻ tín dụng/bảo vệ PCI (bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán), HIPAA (bảo vệ thông tin y khoa),…

Nguyên nhân gây ra tình trạng rò rỉ dữ liệu

  • Doanh nghiệp chủ quan

Các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ họ thường nghĩ mình sẽ không hoặc ít có khả năng trở thành mục tiêu bị rò rỉ dữ liệu. Những trường hợp này có thể biểu hiện rõ qua việc một cái laptop trong công ty ai cũng có thể tùy ý được sử dụng, ví dụ như một file excel hay file word qua tay nhiều người,…Tuy nhiên, do sự chủ quan đó lại là nguyên nhân khiến dữ liệu doanh nghiệp bị rò rỉ. Dù là ngành nghề nào, quy mô nào, doanh nghiệp cũng nên cần phải có biện pháp đưa ra đề phòng tầm quan trọng của dữ liệu khi bị rò rỉ. 

DLP
Nguyên nhân gây ra rò rỉ dữ liệu
  • Sử dụng các phần mềm bảo mật kém

Bên cạnh những phần mềm, ứng dụng có thương hiệu được đảm bảo kỹ lưỡng, vẫn còn tồn tại những phần mềm ứng dụng kém chất lượng. Khi sử dụng những phần mềm kém chất lượng, rất có thể doanh nghiệp bị mất dữ liệu do chưa được cập nhật, sao lưu, hay rò rỉ vì hệ thống bảo mật quá dễ xâm nhập. 

  • Nhà cung cấp phần mềm rò rỉ dữ liệu

Một nguyên nhân tưởng như sẽ không bao giờ tồn tại nhưng trong thực tế, có không ít các nhà cung cấp tự tiện bán thông tin của khách hàng cho các bên thứ ba. Nhà cung cấp cũng không thể biết được các bên thứ ba có uy tín hay không. Do đó, các dữ liệu bị rò rỉ ra cứ liên tục truyền nhau và ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Bên thứ ba, hacker tấn công

Từ việc lơ là, mất cảnh giác, hay bị nhà cung cấp bán thông tin, các bên thứ ba sẽ dễ dàng đánh cắp thông tin và rao bán hoặc sử dụng cho mục đích xấu. Các hacker cũng đưa virus, mã độc vào hệ thống, đánh cắp nguồn dữ liệu dễ dàng hơn nếu như công ty không có một chế độ đảm bảo an toàn hoặc các nhà cung cấp không đủ khả năng bảo vệ. 

  • Không đầu tư các biện pháp an ninh

Một doanh nghiệp quy mô tầm cỡ nhưng muốn giảm chi phí bằng cách không đầu tư vào hệ thống an ninh thì rất có thể nguồn dữ liệu của công ty sẽ bị rò rỉ. Ngày nay, không ít các nhà cung cấp phần mềm quản lý dữ liệu, bảo vệ máy tính như Bkav, Avira antivirus,….Mức chi phí duy trì định kỳ cũng không quá cao, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Trên đây là một số thông tin Công ty TNHH iVIM chia sẻ về rò rỉ dữ liệu kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết, nhà quản trị sẽ nắm bắt được tình hình doanh nghiệp hiện tại của doanh nghiệp mình để có thể chuẩn bị các biện pháp an ninh tốt hơn. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 0886786186 hoặc website https://ivim.vn/ để được tư vấn miễn phí.