Chuyển đổi số đã trở thành khái niệm quen thuộc đối với nhiều doanh nghiệp. Chuyển đổi số như thay mới hoàn cách thức làm việc của một doanh nghiệp. Khi tất cả các hoạt động đều được thay đổi dựa trên nền tảng kỹ thuật số thay vì hình thức truyền thống.
Chuyển đổi số là điều cần thiết với doanh nghiệp thời hội nhập, cũng như sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ 4.0. Khi đại dịch Covid ập tới, chuyển đổi số là nhu cầu, là giải pháp sinh tồn để duy trì và phát triển. 56% CEO của các doanh nghiệp lớn khẳng định rằng chuyển đổi số giúp tăng doanh thu. Nhìn chung, các công ty tiến hành chuyển đổi số thành công lợi nhuận cao hơn 23% so với các công ty vận hành theo mô thức truyền thống. Chuyển đổi số tại Việt Nam những năm gần đây đang được quan tâm rất nhiều. Cùng iVIM tìm hiểu về thực trạng và xu hướng chuyển đổi số Việt Nam..
1.Chuyển đổi số là gì ?
Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
>> Chuyển đổi số quan trọng như thế nào? Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?
Theo trang Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho các chuyên gia CNTT, khái niệm chuyển đổi số 4.0 là “cách sử dụng công nghệ để thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn.”
Chuyển đổi số hiện nay đang từng bước thay đổi thế giới kinh doanh nó không chỉ thay đổi cách doanh nghiệp được nhìn nhận mà còn thay đổi cả cách họ hoạt động. Với mỗi một doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra với lộ trình khác nhau. Cơ bản, đó là quá trình áp dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), …Từ đó, dẫn đến những thay đổi cơ bản đối với cách doanh nghiệp hoạt động và cách họ cung cấp giá trị cho khách hàng. Hướng tới mục tiêu tối ưu hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận và đưa tới nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty.
>> Xem ngay: Công nghệ điện toán đám mây giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp
2.Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.
Kết quả nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.
Theo nghiên cứu của Microsoft thực hiện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, 74% lãnh đạo kinh doanh cho rằng đổi mới là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng với khả năng chống chịu của doanh nghiệp.
Có tới 98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới, đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường.
Chuyển đổi số được đẩy mạnh trong Bộ máy nhà nước. Cụ thể bộ Công thương đã thực hiện trong nhiều hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến. Giúp thương hiệu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đối tác, thị trường xuất khẩu có hiệu quả ngay tại “nhà.”
Với đối tượng là những doanh nghiệp có quy mô lớn, đối tượng khách hàng đa dạng thì chuyển đổi số được thể hiện thông qua nhiều yếu tố. Nhiều doanh nghiệp đã đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất qua các ứng dụng mobile. Qua đó, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng,…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) …
Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
3. Xu hướng chuyển đổi số 2022
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới… Hay FPT cho biết cũng đang triển khai việc chuyển đổi số cho chính FPT với gần 36.000 con người và cam kết đạt kết quả trong vòng 12 tháng tới.
Như vậy xu hướng chuyển đổi số hiện nay đã trở thành tâm điểm trong đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Trong đó có một vài xu hướng chuyển đổi có thể xem xét như sau:
3.1 Điện toán đám mây – xu hướng được xem là chủ đạo trong năm 2022
Điện toán đám mây có tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Nhờ công nghệ này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng:
- Kiểm tra và phát triển website, ứng dụng
- Phân tích, vận hành Big Data
- Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server
- Dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock…
Từ đó giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Ngoài ra công nghệ này giúp điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ trả tiền cho những dịch vụ cần sử dụng. Vì vậy nên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.
Cùng với đó các nhóm nhân viên có thể tiến hành cộng tác song song, cùng được cấp quyền truy cập vào cùng một dữ từ xa giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng hơn khi phải làm việc từ xa mùa dịch
3.2 Xu hướng chuyển đổi số IOT (Internet vạn vật)
Trong thời đại ngày nay, cụm từ “IoT” (Internet vạn vật) không còn là một khái niệm xa lạ. Về cơ bản, Nó đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác với mục tiêu kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống qua internet.
Do có nhiều lợi ích, IoT được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình. Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và hoạt động của công ty. Các công ty tích hợp IoT có thể có thể quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của doanh nghiệp của mình. Trong khi đó, nguồn dữ liệu, thông tin chi tiết và phân tích cụ thể thể được cung cấp bởi công nghệ IoT cho phép các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số chính như vận hành hiệu quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn.
3.3 Ứng dụng Robot vào lĩnh vực sản xuất
Robotics cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn vào năm 2021. Theo khảo sát, có 1/4 doanh nghiệp sử dụng robot thông minh trong hoạt động của họ. Tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 1/3 trong hai năm tới, cho thấy một tương lai tươi sáng của công nghệ này.
Việc sử dụng robot đã phát triển theo thời gian, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng robot trong nhiều lĩnh vực như logistic, kỹ thuật, y học,… Chuyển đổi số bằng robot sẽ cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường lao động. Đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa những sai sót trong quá trình sản xuất. Vì vậy nên nó giúp mỗi doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt và nâng cao uy tín của thương hiệu trên thị trường.
3.4 Công nghệ Thực tế ảo VR
Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này giúp người dùng bước vào môi trường ảo, trở thành một phần trong đó. Nó đưa tới người sử dụng trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.Công nghệ này hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong ngành y học, du lịch, bất động sản,kỹ thuật,…
Với ngành du lịch, công nghệ này khắc phục được những khó khăn phổ biến như không sắp xếp được thời gian, chuẩn bị nhiều hành lý hay lo ngại về chất lượng ăn ở. Chỉ với vài thiết bị công nghệ khách hàng có thể di chuyển tới địa điểm du lịch ở khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng. Đặc biệt khi dịch bệnh diễn ra công nghệ này cũng giúp các doanh nghiệp du lịch vực dậy, tìm ra con đường phát triển mới.
Với những ngành kỹ thuật, kiến trúc, công nghệ này cho phép họ có được hình ảnh trực quan để hoàn thành sản phẩm của mình, giảm thiểu sai sót.Có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, nó là một giải pháp, là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành.
Trên là tất cả những thông tin về chuyển đổi số cũng như Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam. Hãy chủ động thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn, để đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Hãy tìm đến những đơn vị có kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được kết quả cao nhất.
iVIM là một trong những đơn vị có kinh nghiệm và đã triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp với giải pháp Điện toán đám mây đây được xem là một trong những xu hướng chủ đạo trong năm 2022. iVIM từng triển khai thành công cho nhiều đơn vị cũng như hỗ trợ hướng sử thực hiện, sử dụng, sửa lỗi xuất hiện trong quá trình chuyển đổi với dịch vụ IT Helpdesk được cung cấp trong mỗi dịch vụ, không những thế chúng tôi cung cấp dịch vụ SLA cho quý khách hàn có thể lựa chọn mức phục vụ cao nhất tùy theo yêu cầu của từng đơn vị.
iVIM luôn triển khai dựa trên những gì khách hàng có, cũng như yêu cầu và mức ngân sách nên sẽ có những tư vấn cho từng khách hàng, cách thức và gói dịch vụ khác nhau, nhằm đảm bảo tính hiệu quả cũng như ngân sách phù hợp nhất với quý doanh nghiệp.