Chuyển đổi số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

Chuyển đổi số là một trong những xu hướng của thời đại số hiện nay. Khi hầu hết mọi hoạt động đều thông qua internet và việc lưu trữ hay truy xuất cũng sẽ nhanh hơn nhờ việc này. Do đó việc chuyển đổi số là việc sớm muộn và cần thiết cho mọi doanh nghiệp trong thời hội nhập. 

Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
Chuyển đổi số xu hướng doanh nghiệp thời 4.0 (Nguồn: Internet)

Chuyển đổi số là một sự chuyển đổi toàn diện tất cả các cá nhân, tổ chức, phương thức cách thức làm việc dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Mọi việc sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang hình thức trên tuy nhiên tại sao doanh nghiệp lại chuyển đổi, việc này có ý nghĩa gì, Việt Nam đang trong giai đoạn nào của chuyển đổi số? Cùng xem ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời nhé!

1.Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.

Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
Ngày hội chuyển đổi số 10.10 (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

>> Xem ngay: Công nghệ điện toán đám mây giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp

Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học…

2.Tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam và Thế giới 

2.1 Tình hình chuyển đổi số trên Thế giới 

Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.

Kết quả nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.

Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
Biểu đồ ảnh hưởng kỹ thuật số đối với lĩnh vực sản xuất (Nguồn: Internet)

Theo các số liệu mới được Microsoft công bố ngày hôm nay, GDP của châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng  thêm 1,0% hàng năm nếu ngành sản xuất của khu vực này thực hiện chuyển đổi số. Vào năm 2021, GDP Châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt thêm 387 tỷ USD nhờ vào những chuyển đổi số của ngành sản xuất.

Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.

2.2 Tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam 

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới… Hay FPT cho biết cũng đang triển khai việc chuyển đổi số cho chính FPT với gần 36.000 con người và cam kết đạt kết quả trong vòng 12 tháng tới.

Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
FPT Tổ Chức Hội Nghị Chuyển Đổi Số Toàn Cầu (Nguồn: Internet)

Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).

Theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

3. Chuyển đổi số quan trọng như thế nào? Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

3.1 Đối với Chính phủ 

Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.

Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự thành công của quốc gia và tổ chức. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”.

Đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh doanh doanh nghiệp. Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng chuyển đổi số khi nhận thức được tầm quan trọng của nó.

Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam_ivim
Trao thưởng cho doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc (Nguồn: Internet)

Trước xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang từng bước áp dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách – pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn khuyến khích các ngành/nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, như: Chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công tác truyền thông,…

Tuy vậy, Chính phủ cũng cần phải hoạch định lại các chiến lược chuyển đổi số quốc gia cho phù hợp và nhất quán nhằm định hướng phát triển kinh tế – xã hội số. Trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp,… đảm bảo quá trình công nghiệp hóa, chuyển đổi hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó các cơ quan nhà nước – doanh nghiệp – trường đại học, viện nghiên cứu giữ vai trò nòng cốt.

3.2 Đối với Doanh nghiệp 

Có thể thấy rõ, chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, như:

  • Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp được kết nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban vẫn có các phần mềm riêng để phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…

 

  • Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Tham gia quá trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản phẩm sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó.
Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam_ivim
Áp dụng chuyển đổi số giúp tăng nâng suất cho doanh nghiệp (Nguồn: internet)
  • Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.

 

  • Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…

Việc thực hiện chuyển đổi số là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, chuyển đổi số là đổi mới toàn diện và trong số đó có việc sử dụng Điện toán đám mây cho việc lưu trữ dữ liệu. Việc lưu trữ này sẽ  thuận tiện trong việc lưu trữ và truy xuất cũng như bảo mật dữ liệu tốt nhất.

>> Xem ngay: Điện toán đám mây và những ứng dụng trong chuyển đổi số

Điện toán đám mây là dịch vụ cung cấp các tài nguyên máy tính liên kết với mạng internet phổ biến nhất là Private Cloud Public Cloud. Sử dụng dịch vụ Điện toán đám mây do Công ty TNHH iVIM cung cấp, giúp doanh nghiệp lưu trữ, bảo trì hay bảo mật dữ liệu trên các dịch vụ công nghệ đám mây thay cho các trung tâm hoặc máy chủ vật lý.

ivim_Chuyen-doi-so-la-gi-Tinh-hinh-chuyen-doi-so-tai-Viet-Nam
iVIM đơn vị cung cấp dịch vụ Đám mây an toàn, hiệu qảu (Nguồn: Internet)

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng như đã từng triển khai và thực hiện chuyển đổi cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước iVIM tự hào là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề Điện toán đám mây, sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có được một dịch vụ cung cấp, giúp doanh nghiệp lưu trữ, bảo trì hay bảo mật dữ liệu trên các dịch vụ công nghệ đám mây thay cho các trung tâm hoặc máy chủ vật lý hiệu quả nhất!

CHỦ ĐỘNG TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ CHỦ ĐỘNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP