Backup là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp. Việc sao lưu lại các dữ liệu quan trọng để lưu trữ và bảo vệ khi có những tình huống bất ngờ xảy ra là một việc hết sức cần thiết đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
Phương án Backup là một trong những phương án được sử dụng khá nhiều trong việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu. Việc tạo ra một bản sao lưu các dữ liệu quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp có những phương án ứng phó phù hợp khi bất ngờ bị mất dữ liệu do sự cố hoặc bị tấn công bởi các hacker. Tuy nhiên có rất nhiều Phương án cho việc Backup, Vậy phương án đó là gì, doanh nghiệp nên sử dụng phương án nào? Cùng iVIM xem ngay bài viết bên dưới để câu trả lời nhé!
1.Phương án Backup là gì?
Back-up hay (sao lưu) dữ liệu là việc bạn copy lại toàn bộ đoạn dữ liệu trong máy tính, máy chủ, server… hay bất cứ thiết bị nào có khả năng nhớ và lưu trữ nó ở một hoặc nhiều thiết bị có chức năng lưu trữ khác để làm dữ liệu dự phòng.
Việc này giúp cho dữ liệu có thể được phục hồi lại khi thiết bị nhớ chính của bị mất dữ liệu trong khi hoạt động do hư hỏng, hacker, sập nguồn…. Chúng ta vẫn còn dữ liệu để restore lại, hạn chế thiệt hại và mất mát về nguồn tài nguyên dữ liệu này.
>>Xem thêm: Backup là gì? Tại sao doanh nghiệp phải Backup?
2. Có những phương án Backup nào?
Có khá nhiều phương pháp để chúng ta thực hiện backup dữ liệu cho các hệ thống lưu trữ của mình. Tuy nhiên, nếu tính về đặc điểm thì hiện nay chúng ta chỉ có hai hình thức lưu trữ chính bao gồm Local Backup (sao lưu cục bộ) và Cloud Backup (Sao lưu trực tuyến).
2.1 Local Backup
Local Backup là hình thức backup cục bộ. Các này sử dụng các thiết bị nhớ rời như ổ cứng, ổ cứng di động, USB hay thậm chí là đĩa CD và DVD để lưu trữ.
Hình thức lưu trữ dạng Local Backup có ưu điểm là chúng ta có thể thực hiện lưu trữ khá nhanh, vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, hình thức lưu trữ này cũng có nhược điểm khá lớn là độ an toàn chưa cao
Các loại thiết bị lưu trữ bạn dùng để backup cũng có thể bị hư hỏng, nhiễm virus từ thiết bị chính lúc sao lưu nếu bạn không kiểm tra. Nhất là các loại ổ cứng rời hay USB, chúng thường xuyên gặp hư hỏng do các tác nhân bên ngoài. Nguyên nhân lớn nhất làm cho hình thức lưu trữ dạng Local backup không còn thông dụng nữa đó chính là do dung lượng lưu trữ khá hạn chế. Khi dung lượng từ các thiết bị lưu trữ chúng ta dành để backup đầy thì bắt buộc bạn phải mua thêm các thiết bị nhớ khác rất tốn kém.
2.2 Cloud backup
Điện toán đám mây ra đời, cho phép các doanh nghiệp, cá nhân để lưu trữ dữ liệu của họ và các tập tin máy tính trên Internet bằng cách sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, thay vì lưu trữ dữ liệu cục bộ trên một đĩa vật lý, ổ cứng máy tính.
Ứng dụng Online backup ngày nay được áp dụng rất rộng rãi. Chẳng hạn như những người dùng thiết bị của Apple như Iphone, Ipad… Họ đều có một tài khoản gọi là Icloud và mọi dữ liệu của họ cũng thường xuyên được backup lên chính hệ thống máy chủ của Apple, đó là một hình thức áp dụng Online Backup mà các nhà cung cấp giúp hạn chế sự cố mất mát dữ liệu cho khách hàng của mình.
3.Doanh nghiệp cần những phương án nào?
Có nhiều cách backup dữ liệu doanh nghiệp có thể lựa chọn dựa trên mô hình dữ liệu cần lưu trữ cũng như ngân sách của công ty. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng quy tắc sao lưu 3-2-1 hay “3-2-1 Backup Rule”. Nguyên tắc này nói rằng bạn nên có
- 3 bản backup
- 2 phương tiện lưu trữ khác nhau
- 1 bản lưu trữ off site
Xem thêm: Quy tắc Backup 3-2-1 giúp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp an toàn hơn
Việc tạo ra nhiều hơn một bản sao sẽ giúp cho việc lưu trữ, truy xuất hay phục hồi khi gặp sự cố sẽ dễ dàng hơn. Nguyên tắc 3-2-1 giúp tạo ra những bản sao lưu, những phương án nếu có bất kỳ trường hợp nào xảy ra vẫn có thể khôi phục được.
Đối với việc Backup đa phần những doanh nghiệp sẽ lựa chọn Backup Online ha Cloud Backup. Đối với những doanh nghiệp có lượng lớn dữ liệu hàng ngày việc backup nên có phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chuyên dụng trong backup sẽ đảm bảo quá trình backup diễn ra tự động, có thể cài đặt thời gian backup, mọi công việc sao lưu diễn ra nhanh chóng, chính xác và hạn chế thấp nhất những loại phát sinh trong quá trình backup bằng tay.
Không chỉ vậy hiện nay Ransomware là một trong những vấn đề cần được quan tâm, chúng xâm nhập sau đó mã hóa những dữ liệu quan trọng. Việc này gây cho doanh nghiệp những tổn thất nặng nề, thâm chí còn phải đóng cửa vĩnh viễn. Phần mềm Backup như phần mềm Veritas Bakup có thêm tính năng chống Ransomware, nhằm bảo vệ cao nhất dữ liệu của bạn.
Bạn có thể tham khảo: Veritas – Phần mềm backup dữ liệu tốt nhất cho doanh nghiệp
Do đó nếu có nhu cầu backup dữ liệu bạn nên tìm một đơn vị chuyên về Backup để họ có thể cung cấp các dịch vụ về Backup, di chuyển dữ liệu, phương án dự trù. iVIM là một trong những đơn vị có kinh nghiệm trong việc Backup dữ liệu cho nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau, từ cơ bản đến phức tạp, từ dữ liệu ít đến một lượng lớn dữ liệu, hay di chuyển dữ liệu, cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết bị, phần mềm, đến triển khai. Với kinh nghiệm hơn 10 năm và các dự án lớn nhỏ, đội ngũ IT nhiều kinh nghiệm, iVIM là một trong những đơn vị bạn có thể tham khảo khi Backup.
Là đối tượng của nhiều hãng bảo mật nổi tiếng, thiết bị và phần mềm cho việc sao lưu bên iVIM sẽ cung cấp với mức giá tốt nhất, không chỉ vậy iVIM còn có cam kết SLA cho quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ hoặc muốn yêu cầu cung cấp các gói dịch vụ từ cơ bản đến nâng cao đều được đáp ứng.
Trên là toàn bộ những thông tin liên quan, hy vọng giúp bạn có được những thông tin cần thiết về Backup là gì? Tại sao doanh nghiệp phải thường xuyên sao lưu? Bạn có thể tham khảo thêm nhiều dịch vụ về Backup, IT Helpdesk trên website của chúng tôi, cũng như những tin tức về công nghệ thông tin mới nhất.