Theo thống kê từ Gartner ước tính đến năm 2021, 90% các tổ chức sẽ triển khai ít nhất một hình thức tích hợp DLP. Giải pháp DLP dựa trên một số công nghệ cốt lõi cho phép xác định chính xác dữ liệu nhạy cảm mà doanh nghiệp cần bảo mật và thực hiện các hoạt động khắc phục để ngăn ngừa sự cố.
Cùng iVIM tìm hiểu Các bước triển khai DLP (Data Loss Prevention) cho doanh nghiệp 2022 ngay bài viết bên dưới nhé!
I.DLP là gì?
DLP (Data Loss Prevention)– chống thất thoát dữ liệu. Theo Gartner, chống thất dữ liệu (DLP) là công nghệ, được thiết kế để thực hiện việc kiểm tra nội dung và phân tích ngữ cảnh của dữ liệu được gửi qua các ứng dụng nhắn tin như Email và tin nhắn tức thời, dữ liệu chuyển động qua mạng, dữ liệu sử dụng trên thiết bị điểm cuối được quản lý và dữ liệu ở trạng thái nghỉ (dữ liệu nằm trong máy chủ tệp tin tại chỗ hoặc trong các ứng dụng đám mây và lưu trữ đám mây).
Dựa trên độ bao phủ, công nghệ DLP được phân thành hai loại – Enterprise DLP và Integrated DLP.
Enterprise DLP là các giải pháp toàn diện và có sẵn trong phần mềm tác nhân cho máy tính để bàn và máy chủ, các thiết bị vật lý và thiết bị ảo để giám sát mạng và lưu lượng Email hoặc các thiết bị phần mềm để khám phá dữ liệu.
Về các giải pháp Integrated DLP, nó được giới hạn ở các cổng Web an toàn (SWG), cổng Email an toàn (SEG), sản phẩm mã hóa Email, nền tảng quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM), công cụ phân loại dữ liệu, công cụ khám phá dữ liệu và bảo mật truy cập đám mây (CASB) .
II.Tại sao doanh nghiệp cần triển khai DLP-Data Loss Prevention?
Uớc tính rằng chi phí ngăn ngừa mất dữ liệu sẽ đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2020. DLP không mới, nhưng nó không ngừng phát triển để nâng cao khả năng bảo vệ trong các mối đe dọa tiên tiến. Cùng với việc dữ liệu không ngừng bành trướng, áp dụng DLP như một phương tiện để bảo vệ dữ ngày các được áp dụng rộng rãi hơn:
1. Vai trò của CISO (Giám đốc An ninh Thông tin) ngày càng lớn
Nhiều công ty đã và đang thuê các Giám đốc An ninh Thông tin (CISOs). CISO quản lý bảo vệ dữ liệu, giảm khả năng bị đánh cắp, rò rỉ, truy cập trái phép dữ liệu. DLP cho thấy lợi ích kinh tế rõ ràng trong vấn đề này và cung cấp cho CISO các phương tiện cần thiết để bảo mật.
2. Thay đổi các quy tắc bảo vệ dữ liệu
Các quy định bảo vệ dữ liệu trên thế giới liên tục thay đổi và các tổ chức cần phải thích nghi. Các giải pháp DLP cho phép các tổ chức áp dự linh hoạt để phù hợp với việc thay đổi các quy định an toàn dữ liệu.
3. Dữ liệu lưu trữ nhiều nơi
Việc sử dụng đám mây ngày càng tăng, và các dịch vụ lưu trữ dữ liệu khác mà tổ chức không còn toàn quyền kiểm soát dữ liệu đã khiến việc bảo vệ dữ liệu trở nên phức tạp. Yêu cầu hiển thị các hoạt động và sự kiện xung quanh dữ liệu trước khi nó rời khỏi tổ chức là rất quan trọng trong việc ngăn chặn dữ liệu rơi vào tay kẻ xấu.
4. Nguy cơ đánh cắp dữ liệu cao
Đối thủ, tội phạm mạng… đang nhăm nhe dữ liệu của tổ chức cho nhiều động cơ, như gián điệp công ty, lợi ích tài chính cá nhân và lợi thế chính trị. DLP có thể bảo vệ chống lại tất cả các loại trên.
Chỉ trong vài năm qua, đã có hàng ngàn vụ vi phạm dữ liệu và nhiều sự cố bảo mật khác. Hàng tỷ hồ sơ đã bị mất trong các vi phạm dữ liệu khổng lồ như: Truyền thông Mỹ ngày 19/6 đưa tin Công ty an ninh UpGuard đã phát hiện dữ liệu của gần 200 triệu cử tri Mỹ bị rò rỉ trên mạng Internet.
Theo công ty mẹ của Yahoo, Verizon, vụ vi phạm dữ liệu khổng lồ của Yahoo xảy ra vào tháng 8/2013 đã ảnh hưởng đến 03 tỷ tài khoản Yahoo vào thời điểm đó….Đây chỉ là một vài trong số nhiều ví dụ thực tế để nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ dữ liệu.
5. Giá trị dữ liệu không ngừng tăng
Dữ liệu bị đánh cắp thường được bán trên Dark Web, nơi các cá nhân và tổ chức có thể mua và sử dụng nó cho lợi ích riêng của họ. Dữ liệu thường được bán với giá cao, một động cơ tài chính rõ ràng cho việc đánh cắp dữ liệu.
6. Dữ liệu ngày càng lớn
Dữ liệu ngày càng lớn là một quy luật tất yếu. Điều này đồng nghĩa với việc lượng dữ liệu cần bảo vệ cũng tăng.
7. Thiếu hụt nhân sự bảo mật
Nhân sự cho bộ phận bảo mật của các tổ chức luôn thiếu hụt. Sự thiếu hụt này sẽ không thể khắc phục trong thời gian ngắn trước mắt. Các dịch vụ DLP hoạt động như các phần mở rộng từ xa để lấp đầy khoảng trống nhân sự đó.
III.Các bước triển khai DLP (Data Loss Prevention) cho doanh nghiệp 2022
Tình trạng doanh nghiệp bị rò rỉ thông tin đang ngày càng nghiêm trọng thậm chí có cả vấn đề bị tấn công thông tin như ransomware. Việc bị tấn công khiến doanh nghiệp gặp những tổn thất rất lớn như mất toàn bộ thông tin bảo mật quan trọng, hay mất toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp, khiến tình trạng dữ liệu của doanh nghiệp trở về ban đầu. Nặng nề hơn có những trường hợp doanh nghiệp bị tống tiền vì lượng thông tin bị rò rỉ.
Để khắc phục tình trạng trên doanh nghiệp phải tìm đến những giải pháp bảo vệ dữ liệu của mình trong đó có Giải pháp DLP.
Triển khai DLP (Data Loss Prevention) được biết đến là một những giải pháp hàng đầu được doanh nghiệp lựa chọn nhu cầu này tăng lên trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của thời đại công nghệ phát triển.
Để triển khai DLP doanh nghiệp cần đi theo các bước cụ thể, từ khâu chuẩn bị đến bước tiến hành để đảm bảo rằng quá trình tiến hành đạt kết quả cao nhất.
Các bước triển khai DLP (Data Loss Prevention) cho doanh nghiệp.
“Dưới đây là những bước doanh nghiệp cần chuẩn bị khi muốn thực hiện việc triển khai giải pháp DLP”
Bước 1: Chuẩn bị:
Tình trạng dữ liệu:
- Dữ liệu doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào?
- Số lượng dữ liệu
- Dữ liệu được lưu trữ ở đâu? Trên phương tiện nào, hình thức?
Doanh nghiệp cần có bước sắp xếp dữ liệu, cũng như chọn lọc
- Những loại dữ liệu nào quan trọng, dữ liệu nào có tính bảo mật cao, dữ liệu nào có tính bảo mật thấp?
- Dữ liệu nào cần được bảo vệ ở mức độ cao nhất?
Trên chỉ là những bước đầu, những yêu cầu này sẽ tùy thuộc vào đơn vị mà doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng và triển khai giải pháp DLP. Họ sẽ cung cấp một bảng câu hỏi cụ thể để thu thập những thông tin cần thiết cần chuẩn bị
Bước 2: Lên kế hoạch- Tiến hành triển khai
Đối với bước này các đơn vị sẽ khảo sát, kiểm tra và đưa ra kế hoạch để thực hiện giải pháp DLP cho doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Đến bước này hầu như doanh nghiệp của bạn không cần phải thực hiện nữa, đa phần sẽ do bên đơn vị triển khai thực hiện
Bước 3: Kiểm tra, bàn giao
Sau khi đã triển khai đơn vị sẽ tiến hành khởi chạy, kiểm tra và khi mọi thứ đã hoàn thành sẽ thực hiện bàn giao cho doanh nghiệp.
Bước 4: Hướng dẫn
Khi thực hiện xong các đơn vị sẽ nhận được sự hướng dẫn sử dụng, các chú ý liên quan đến cũng như những vấn đề phát sinh trong khi sử dụng.
Bên trên là các bước triển khai DLP tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng sẽ thực hiện theo những bước trên có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào dịch vụ của mỗi đơn vị và tình trạng dữ liệu của doanh nghiệp.
Vậy nên việc quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp nên tìm cho mình một đơn vị uy tín và có kinh nghiệm trong để thực hiện. Việc triển khai DLP khá quan trọng nên tìm những doanh nghiệp đã từng thực hiện DLP thành công và có kinh nghiệm.
iVIM là một trong những đơn vị đã thực hiện thành công nhiều giải pháp DLP cho các lĩnh vực khác nhau.
Các bước triển khai DLP được lên kế hoạch cụ thể, iVIM cung cấp đội ngũ IT chuyên nghiệp, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp trong suốt quá trình khởi chạy. Có tài liệu hướng dẫn cụ thể sau khi thực hiện.
Thông tin liên hệ iVIM Technology Company
Website: https://ivim.vn/
SDT: 088 678 6186
Email: info@ivim.vn
Địa chỉ: 106D/115, Lạc Long Quân, Q.11, HCM
Trên là những chia sẻ về Các bước triển khai DLP (Data Loss Prevention) cho doanh nghiệp 2022. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Chúng tôi rất vui khi nhận được ý kiến đóng góp của bạn.