Mã độc tống tiền Ransomware hiện nay là được xem là phần mềm độc hại chuyên đi tống tiền các nạn nhân bằng cách xâm nhập vào máy tính và thao túng dữ liệu của người dùng. Thế nhưng, nó không phải là virus, mà đó là Ransomware mới đang đe dọa tới các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp.
Hiện nay, các kỹ thuật viên IT đang tìm mọi cách để ngăn chặn loại “ mã độc tống tiền “ Ransomware. Và để giải quyết tình trạng khi máy tính bị nhiễm mã độc tống tiền ransomware, cùng Công ty TNHH iVIM tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết được cách gỡ bỏ ransomware giúp doanh nghiệp nhanh chóng xử lý dữ liệu của mình.
Phần mềm tống tiền ransomware là gì?
Mã độc tống tiền Ransomware là một dạng Mã độc tống tiền chuyên mã hóa dữ liệu hoặc khóa quyền truy cập thiết bị của người dùng. Để được trả lại quyền truy cập thiết bị hoặc dữ liệu, người dùng phải trả cho hacker một khoản tiền nhất định, gọi là tiền chuộc. Ransomware còn được biết đến với cái tên phần mềm tống tiền hay mã độc tống tiền.
Mức tiền chuộc cho cách gỡ bỏ ransomware thông thường rơi vào khoảng $150 – $500 cho máy tính cá nhân. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì có thể lên đến hàng ngàn đô. Hacker chủ yếu yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc bằng bitcoin hoặc chuyển khoản. Trong vài năm gần đây, những kẻ phát tán ransomware ưa thích giao dịch tiền chuộc bằng bitcoin vì tính bảo mật cao và khó để truy lùng dấu vết.
Virus vs. Ransomware: giống hay khác?
Virus máy tính là một khái niệm quen thuộc với người Việt. Cũng chính vì lẽ đó, mà nhiều người gọi chung tất cả các mã độc tống tiền là virus, bao gồm cả ransomware. Thực tế, chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Virus và Ransomware đều là phần mềm độc hại (hay còn gọi là mã độc, tiếng Anh là ‘malware’). Virus là thuật ngữ chỉ những malware có khả năng phát tán và lây lan cực kỳ nhanh, tới mức không thể kiểm soát nổi và rất ít nạn nhân biết cách Phòng chống Ransomware.
Trong khi đó, Ransomware là những phần mềm được thiết kế với mục đích “tống tiền nạn nhân”. Thông thường, để phát tán ransomware, kẻ xấu cần sử dụng các phương thức lừa đảo phishing để dụ người dùng “cắn câu”.
Do 2 đặc tính khác nhau kể trên, chỉ một số rất ít phần mềm độc hại được xét vào loại Virus Ransomware. Thuật ngữ Virus Ransomware được sử dụng để chỉ những phần mềm tống tiền có tốc độ lây lan “đặc biệt khủng khiếp”. Nổi bật trong đó là virus ransomware có tên WannaCry.
Mã độc tống tiền Ransomware xâm nhập vào máy tính như thế nào?
Máy tính của bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm mã độc tống tiền ransomware khi:
Tìm và sử dụng các phần mềm crack, không rõ nguồn gốc.
Click vào file đính kèm trong email (thường là file word, PDF).
Click vào các quảng cáo chứa mã độc tống tiền.
Truy cập vào website chứa nội dung đồi trụy, không lành mạnh.
Truy cập vào website giả mạo.
Và còn nhiều cách lây nhiễm ransomware khác do tính sáng tạo của hacker được cải thiện theo thời gian.
Cách thức hoạt động mã độc tống tiền Ransomware
– Giống như các Mã độc tống tiền khác, randsomware có thể thâm nhập máy tính người dùng trong khi:
+ Người dùng tìm và sử dụng các phần mềm crack.
+ Click vào các trang quảng cáo đã đính kèm link tự động download ransomware.
+ Truy cập các website không an toàn (website giả mạo, nội dung đồi trụy,..).
+ Tải và cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc.
+ Click vào đường dẫn hoặc download các file đính kèm có randsomware thông qua email,….
+ Ngoài ra, kẻ tấn công sử dụng các bộ công cụ khai thác lỗ hổng bảo mật trên phần mềm (đôi khi cả hệ điều hành) để tấn công.
– Sau khi thâm nhập, ransomware sẽ tìm kiếm và mã hóa các tập tin trên máy chủ có phần mở rộng như file hình ảnh, tài liệu, bảng tính, cơ sở dữ liệu,…
– Khi việc này thực hiện xong, ransomware sẽ gửi khóa mã hóa và các thông tin khác đến máy chủ điều khiển tấn công.
– Bước cuối cùng, nạn nhân sẽ nhận được thông báo rằng các tệp của họ đã được mã hóa và họ cần phải trả tiền chuộc để có khóa giải mã.
Những ai có thể trở thành nạn nhân của ransomware?
Dưới đây là những đối tượng hàng đầu luôn bị mã độc tống tiền Ransomware hướng đến. Vì vậy, nếu chúng ta nằm trong top dễ trở thành nạn nhân thì nên tìm cách Phòng chống Ransomware trước khi bị tấn công gây ảnh hưởng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của phần mềm tống tiền. Không ngạc nhiên khi hacker chọn những doanh nghiệp đang phát triển nhưng có hệ thống bảo mật lỏng lẻo để tấn công ransomware. Những công ty này có tài chính tốt, và thường sẽ chi trả cho hacker khi đứng trước những lời đe dọa xóa hoặc mã hóa dữ liệu khách hàng.
Tổ chức y tế – chính phủ – giáo dục
Bên cạnh đó, một số tổ chức cũng có thể trở thành đối tượng bị tấn công vì hacker cho rằng họ có khả năng sẽ trả tiền chuộc trong thời gian ngắn. Ví dụ như các cơ quan chính phủ hay các cơ sở, dịch vụ y tế – những đơn vị phải thường xuyên truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Các công ty luật hoặc các tổ chức sở hữu nhiều dữ liệu nhạy cảm cũng sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để kẻ tấn công giữ im lặng. Hacker cũng có thể nhắm đến các trường đại học vì các đơn vị này thường có đội ngũ bảo mật nhỏ, trong khi lại sở hữu một nền tảng thông tin người dùng lớn.
Cá nhân
Bên cạnh các tổ chức, các chiến dịch tống tiền bằng phần mềm độc hại cũng nhắm tới cá nhân. Đã có nhiều vụ tấn công ransomware nhắm tới những người mà kẻ xấu tin là có tiền, những CEO – Founder – Manager của các công ty, tập đoàn lớn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những cá nhân bình thường sử dụng Internet thì không có nguy cơ bị tấn công bởi ransomware. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của ransomware. Bởi hiện nay có rất nhiều loại ransomware có thể tự động lan rộng khắp Internet. Chỉ một cú click đơn giản cũng có thể làm “tê liệt” máy tính người dùng.
Cách xử lý khi máy tính bị nhiễm mã độc tống tiền ransomware
Để tìm hiểu được cách Cách gỡ bỏ ransomware như thế nào để dữ liệu chúng ta được an toàn. Các bạn vui lòng theo dõi các câu hỏi dưới đây sẽ được giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Có nên trả tiền chuộc?
Mục đích quan trọng nhất của hacker khi cài mã độc vào máy tính của bạn đơn giản là tiền. Bạn càng hoảng loạn và trả tiền càng nhanh, chúng sẽ lại càng lộng hành. Không chỉ vậy, bạn đang đối mặt với một kẻ lừa đảo, và đây không phải một vụ trao đổi công bằng.
Trả tiền chuộc cho chúng sẽ không thể đảm bảo được việc bạn có lấy lại được dữ liệu hay không. Chính vì vậy, các chuyên gia an ninh mạng và chính quyền khuyến cáo không nên trả tiền chuộc cho hacker.
Gỡ bỏ ransomware khỏi máy tính như thế nào?
Nếu máy tính của bạn đang kết nối với mạng chung của công ty, việc đầu tiên bạn cần làm là ngắt kết nối mạng từ thiết bị của mình để mã độc không lan truyền rộng ra nhiều thiết bị khác trên cùng network.
Nếu máy tính của bạn không bị khóa mà chỉ có dữ liệu bị mã hóa, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết cách gỡ bỏ ransomware tại đây. Các bước bao gồm: bật chế độ Safe Mode, chạy phần mềm antivirus để loại bỏ ransomware, hoặc gỡ bỏ thủ công.
Bài viết trên đã chia sẻ hết những thông tin về mã độc tống tiền Ransomware. Hy vọng các bạn sẽ được giải đáp các thắc mắc làm sao Phòng chống Ransomware khi máy tính bị nhiễm mã độc tống tiền ransomware. Và đừng quên rằng, các bạn có thể theo dõi trên trang chúng tôi để có thể cập nhật được nhiều bài viết mới về Ransomware nhé.