Cơ chế API – Phương thức trung gian kết nối các ứng dụng

co-che-toi-uu-API
Nguồn: Sưu tầm

Sử dụng API giúp nhà phát triển đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm, tạo ra sự nhanh chóng, thuận tiện để hướng đến mục tiêu cuối là nâng cao hiệu suất công việc.

Cơ chế API  

API là cụm viết tắt của Application Programming Interface (Giao diện chương trình ứng dụng). Trong ngữ cảnh API, từ “Ứng dụng” đề cập đến mọi phần mềm có chức năng riêng biệt. 

Giao diện có thể được xem là một hợp đồng dịch vụ giữa 2 ứng dụng. Hợp đồng này xác định cách thức hai ứng dụng giao tiếp với nhau thông qua các yêu cầu và phản hồi. Tài liệu API của các ứng dụng này chứa thông tin về cách nhà phát triển xây dựng cấu trúc cho những yêu cầu và phản hồi đó.

Cơ chế API là cơ chế cho phép 2 thành phần phần mềm giao tiếp với nhau bằng một tập hợp các định nghĩa và giao thức.

Cơ chế API hoạt động như thế nào?

Cơ chế API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. Các hàm này được viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Cơ chế API thường được giải thích dưới dạng máy chủ và máy khách. Ứng dụng gửi yêu cầu được gọi là máy khách, còn ứng dụng gửi phản hồi được gọi là máy chủ.

Cơ chế API hoạt động theo 4 cách khác nhau, tùy vào thời điểm và lý do chúng được tạo ra.

API SOAP 

Các API này sử dụng Giao thức truy cập đối tượng đơn giản. Máy chủ và máy khách trao đổi thông điệp bằng XML. Đây là loại API kém linh hoạt được dùng phổ biến trước đây. 

API RPC 

Những API này được gọi là Lệnh gọi thủ tục từ xa. Máy khách hoàn thành một hàm (hoặc thủ tục) trên máy chủ còn máy chủ gửi kết quả về cho máy khách. 

API Websocket 

API Websocket là một phiên bản API web hiện đại khác sử dụng các đối tượng JSON để chuyển dữ liệu. API WebSocket hỗ trợ hoạt động giao tiếp hai chiều giữa ứng dụng máy khách và máy chủ. Máy chủ có thể gửi thông điệp gọi lại cho các máy khách được kết nối, điều này khiến loại API này hiệu quả hơn API REST. 

API REST 

Đây là loại API phổ biến và linh hoạt nhất trên web hiện nay. Máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ dưới dạng dữ liệu. Máy chủ dùng dữ liệu đầu vào từ máy khách này để bắt đầu các hàm nội bộ và trả lại dữ liệu đầu ra cho máy khách.

co-che-API-phuong-thuc-ket-noi-cho-doanh-nghiep
Nguồn: Sưu tầm

Cơ chế API thường ứng dụng vào đâu? 

Web API 

Là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website. Hầu hết các website đều ứng dụng đến Web API cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu. 

API trên hệ điều hành 

Windows hay Linux có rất nhiều cơ chế API, họ cung cấp các tài liệu cơ chế API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối. Điều này giúp lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành. 

API của thư viện phần mềm hay framework

Cơ chế API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau và nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ bạn có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng C++.

4 đặc điểm nổi bật của cơ chế API 

  • Cơ chế API sử dụng mã nguồn mở, dùng được với mọi client hỗ trợ XML, JSON. 
  • Cơ chế API có khả năng đáp ứng đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content forma…. Bạn có thể sử dụng các host nằm trong phần ứng dụng hoặc trên IIS. 
  • Mô hình web API dùng để hỗ trợ MVC như: unit test, injection, ioc container, model binder, action result, filter, routing, controller. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức như: GET, POST, PUT, DELETE các dữ liệu. 
  • Cơ chế API được đánh giá là một trong những kiểu kiến trúc hỗ trợ tốt nhất với các thiết bị có lượng băng thông bị giới hạn như smartphone, tablet…
phuong-thuc-trung-gian-co-che-API
Nguồn: Sưu tầm

Tính bảo mật của cơ chế API

Người dùng sẽ không chia sẻ toàn bộ dữ liệu cá nhân của mình với server. Và ngược lại, server cũng không truy xuất toàn bộ dữ liệu mà nó có. Thay vào đó, mỗi giao tiếp chỉ chuyển các gói dữ liệu nhỏ cần thiết.

2 vấn đề phổ biến nhất liên quan đến bảo mật API 

SQL Injection 

Injection hay SQL Injection là một lỗi khá phổ biến. Những kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng của việc kiểm tra dữ liệu đầu vào trong các ứng dụng web đến hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) để khai thác các thông tin nhạy cảm. 

Hướng khắc phục: Ràng buộc thật kỹ dữ liệu người dùng nhập vào. Có thể dùng Regular Expression để loại bỏ đi các ký tự lạ hoặc các ký tự không phải là số hoặc dùng các hàm có sẵn để giảm thiểu lỗi. 

Spam request 

Những request để chế độ công khai rất dễ bị spam.

Hướng khắc phục: Hãy khiến cho những request này trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn: thêm câu hỏi bảo mật, yêu cầu người dùng chờ trong giây lát để thực hiện các thao tác tiếp theo

cach-bao-mat-co-che-API
Nguồn: Sưu tầm
Một số phương án ngăn rò rỉ lỗ hổng thông tin trong API 

Kiểm tra thẩm quyền người sử dụng và xác thực ứng dụng

Ngoài xác thực người sử dụng cuối, bạn cần phải xác thực ứng dụng. 

Mã hóa dữ liệu được truyền đi

Sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa các dữ liệu quan trọng. 

Chữ ký số

Các chữ ký số là các chuỗi ký tự duy nhất tượng trưng cho một người sử dụng. Doanh nghiệp lưu trữ các chuỗi này trong cơ sở dữ liệu và chỉ cung cấp nếu người sử dụng nhập đúng tên và mật khẩu. 

Tránh các mật khẩu cố định hoặc nhúng

Đừng vì lười biếng muốn rút gọn thao tác mà sử dụng mật khẩu đơn giản hoặc lấy thông tin ID và mật khẩu được lưu cục bộ trên một ứng dụng di động.

phuong-thuc-ket-noi-cac-ung-dung-co-che-API
Nguồn: Sưu tầm

Ưu điểm của cơ chế API

  • Giao tiếp hai chiều phải được xác nhận trong các giao dịch sử dụng cơ chế API. Cũng chính vì vậy mà các thông tin rất đáng tin cậy. 
  • API là công cụ mã nguồn mở, có thể kết nối mọi lúc nhờ vào Internet. 
  • Hỗ trợ chức năng RESTful một cách đầy đủ. 
  • Cấu hình đơn giản khi được so sánh với WCF (Window Communication Foundation). Cung cấp cấp trải nghiệm thân thiện với người dùng.

Tầm quan trọng của điểm cuối API 

Điểm cuối API là điểm tiếp xúc cuối cùng trong hệ thống giao tiếp của cơ chế API. Những điểm cuối này bao gồm URL máy chủ, dịch vụ và những địa điểm kỹ thuật số cụ thể khác, từ đây thông tin được gửi đi và tiếp nhận giữa các hệ thống. Điểm cuối API rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì 2 lý do chính: 

  • Bảo mật Điểm cuối API khiến hệ thống dễ bị tấn công. Việc giám sát API để ngăn tình trạng lạm dụng là rất quan trọng. 
  • Hiệu năng Điểm cuối API, nhất là những điểm cuối có lưu lượng truy cập cao, có thể gây ra tình trạng nghẽn mạng và ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống.
co-che-web-API
Nguồn: Sưu tầm

Web API và những điểm nổi bật 

Web API là gì 

Là một phương thức dùng để cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu qua lại. Dữ liệu được Web API trả lại thường ở dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS. 

Những điểm nổi bật của Web API 

Web API hỗ trợ restful đầy đủ các phương thức: Get/Post/put/delete dữ liệu. Nó giúp bạn xây dựng các HTTP service một cách rất đơn giản và nhanh chóng. Nó cũng có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content format. 

Tự động hóa sản phẩm 

Với web API, chúng ta sẽ tự động hóa quản lý công việc, cập nhật luồng công việc, giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả công việc cao hơn. 

Khả năng tích hợp linh động 

API cho phép lấy nội dung từ bất kỳ website hoặc ứng dụng nào một cách dễ dàng nếu được cho phép, tăng trải nghiệm người dùng. API hoạt động như một chiếc cổng, cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn nhưng vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn. 

Cập nhật thông tin thời gian thực

API có chức năng thay đổi và cập nhật thay đổi theo thời gian thực. Với công nghệ này, dữ liệu sẽ được truyền đi tốt hơn, thông tin chính xác hơn, dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn. 

Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng 

Bất kỳ người dùng, công ty nào sử dụng cũng có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ sử dụng. Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.